Blogger Widgets

Thứ Tư, 8 tháng 1, 2014

[Chuyện bên lề] Nhanh thế một học kì.

         Lên đại học có vẻ như thời gian trôi đi nhanh hơn thì phải. Đôi lúc, mình chẳng còn cảm nhận được sự tồn tại của nó. Mọi thứ cứ tiếp diễn, trôi qua một cách thầm lặng ngỡ như vô tình. Đâu rồi cái cảm giác bỡ ngỡ khi lần đầu tiên bước vào trường đại học, cảm giác của tiết học đầu tiên. Mọi thứ lúc ấy sao thật đỗi mới mẻ, xa lạ. Vậy mà giờ đây, dù không muốn cũng phải tự nói với bản thân: "Một học kì đã trôi qua rồi đấy!".

         Ừ thì hết học HKI! Nhưng sao mình thấy mọi thứ vô vị quá. Mình vẫn chưa đạt được những cái mình muốn, những mục tiêu, những hi vọng, những kế hoạch hồi đầu năm giờ nằm yên, khép lại trong quyển sổ nhỏ. Mọi thứ trôi qua thật nhạt nhòa, nhiều khi mình có cảm giác mình học giống "cưỡi ngựa xem hoa" quá. Mình tự trách bản thân quá dễ dãi khi để mọi việc xảy ra như vậy. Tuy vậy, cuộc sống ở đây cũng có nhiều điều khiến mình suy nghĩ, đặc biệt là việc học ở trên đại học. Hôm nay, mình ngồi viết bài này, cũng chính là bài tập mà thầy giao. Mình không hứng thú lắm, nhưng thôi coi như là một dịp để nhìn lại tất cả.

         Đối với Nhập môn lập trình, mình vừa thấy hứng thú, vừa cảm thấy sợ. Mình đến với đại học với một cái đầu "mới tinh", kiểu như là "chân ướt chân ráo"  theo cách nói của ông cha ta. Mình được vào học ở lớp tài năng của trường. Mình thấy vui, thấy vinh dự lắm. Nghĩ đó là một cơ hội tốt để bản thân trau dồi, cố gắng học tập. Nhưng mọi chuyện không đơn giản như mình nghĩ. Các bạn của mình quá giỏi, giỏi đến mức khiến mình phải ghen tị. Đôi lúc, điều này khiến mình cảm thấy rất mệt mỏi, chán nản. Nhưng may mắn là, thầy Thư dạy mình rất ân cần, thầy dạy kĩ lắm, từng chút một: thầy phân tích cho tụi mình thấy tác dụng của từng câu lệnh, đặt ranên mình không cảm thấy bị hụt về kiến thức nhiều. Đặc biệt, những vấn đề thầy nói rất hay, thường đào sâu vào một khía cạnh, giúp mình hiểu sâu hơn về vấn đề thầy đang dạy. Nhưng không biết do học buổi trưa không quen hay sao, mình thường dễ buồn ngủ, đặc biệt là học giờ của thầy. Có những buổi học là cả một quá trình đấu tranh đầy "gian lao".

         Thầy Kha với thầy Huy thì khiến mình bất ngờ bởi trông các thầy còn trẻ quá. Mà nhìn chung thì các thầy dạy thực hành của mình nhìn đều rất trẻ. Mỗi buổi học thực hành NMLT, nhiều lúc mình cũng thấy tội các thầy khi phải sửa lỗi cho từng bạn. Nhưng dù sao mình cũng cảm ơn các thầy rất nhiều về điều này, nhờ đó mà mình hiểu rõ hơn về cái sai của mình, giúp mình nhớ lâu hơn nữa.

         Môn "thú vị" nhất phải kể đến là Nhập môn Công nghệ thông tin. ( cả về nghĩa đen lẫn nghĩa bóng). Mỗi buổi học lí thuyết đối với mình là một trải nghiệm mới mẻ, nhiều khi mình có cảm giác đó không còn là một buổi học. Mình lên để nghe thầy Sơn chia sẻ, giới thiệu những công nghệ mới, những cái hay của ngành mình. Học thầy mình thấy thoải mái, không bị áp lực. Mình cũng rất thích cách thầy giảng bài, nói chuyện nữa. Thầy Việt thì mình cực kết khi thầy chia sẻ về mạng máy tính. Mình rất thích nghe thầy nói về vấn đề này: tại sao các nhà mạng lại làm thế này, không làm thế kia, xu hướng của thế giới hiện nay... Mặc dù nhiều lúc thầy nói hơi nhỏ, nhưng điều đó mình nghĩ không quan trọng.
         Hai thầy dạy thực hành của mình là thầy Phước Hưng và thầy Thanh Hưng. Cả hai thầy theo cảm nhận của mình còn rất trẻ, chắc cũng hơn anh mình một xíu. Nhưng mà học với các thầy không dễ đâu. Mỗi buổi lên thực hành là tụi mình phải chạy đua với thời gian. Nhưng nhờ vậy mà mình nhận ra rằng, có những điều mà bản thân mình tưởng biết nhưng khi làm lại lại không được như ý muốn. Đáng sợ nhất trong học kì I này chắc chỉ có thể là Latex.  Học xong cái này, giờ nghe tới Latex mình thấy ớn ớn làm sao ấy. Nhưng có một điều không thể phũ nhận rằng, những buổi học thực hành này đã giúp bản thân mình trau dồi thêm rất nhiều kiến thức. Mình biết được nhiều phần mềm hơn, có động lực để tìm hiểu chuyên sâu về nhiều thứ. Có lẽ mình chỉ nên nói tới đây thôi. Hi vọng rằng sang học kì 2 mình cũng sẽ có nhiều chuyện vui hơn.
       







   

Thứ Hai, 23 tháng 12, 2013

LateX vs Word

 Hôm trước , mình đã đăng một bài giới thiệu ngắn gọn về giải pháp soạn thảo văn bản chuyên ngành dùng LateX. Tuy vậy, vẫn có nhiều bạn sau khi đọc xong vẫn còn đắn đo, không biết nên dùng LateX hay Word. Giải quyết những băn khoăn đó, hôm nay mình sẽ viết bài phân tích cụ thể hơn về vấn đề này.


1. LateX vs Word



LateX

Word

 

+ Hỗ trợ tối đa người dùng trong việc soạn các công thức toán học.

+ Thuận tiện trong việc tạo các chú thích, mục lục, tham chiếu.

+ Hỗ trợ soạn thảo các tài liệu học thuật, tác phẩm in ấn có cấu trúc rõ ràng.

+ Có sẳn một cơ chế tối ưu hóa cho việc trình bày các trang văn bản, đảm bảo tài liệu theo một chuẩn duy nhất.

+ Hoàn toàn miễn phí, người dùng không cần lo lắng về vấn đề bản quyền.

+ Có tính tương thích cao, chạy ổn định trên nhiều hệ điều hành: Linux, Mac OS, Window, Ubuntu…

+ File nguồn của Latex lưu ở dạng kí tự ASCII nên rất nhỏ, thuận tiện cho việc lưu trư.

+ Tạo cảm giác chuyên nghiệp, thể hiện sự đầu tư kĩ lưỡng, gây thiện cảm cho người đọc.

+ Việc tùy chỉnh gặp nhiều khăn, đặc biệt trong việc tạo ra các mẫu mới. 

+ Cần phải tìm hiểu kĩ thì mới có thể sử dụng tốt.


 + Việc soạn các công thức vẫn còn gặp nhiều khó khăn, tuy đã có công cụ đi kèm

 + Người dùng sẽ phải mất thêm thời gian để tùy chỉnh cho phù hợp với ý muốn.

 + Tiện lợi trong việc soạn thảo các văn bản phổ thông, tài liệu thường dùng trong dời sống.

 + Người dùng thường phải mất thời gian để tùy chỉnh.


 + Phải mua bản quyền từ Microsoft.


 + Tính tương thích chưa cao.


+ Dung lượng file tăng nhanh khi nội dung file càng nhiều.

 + Mang tính phổ thông.


 + Khả năng tùy biến cao, người dùng có thể tạo ra các văn bản mang đậm phong cách cá nhân.

 + Người dùng thông thường chỉ cần tìm hiểu cơ bản là có thể sử dụng.



2. Khi nào nên sử dụng Latex thay cho Word?

         Dựa theo những phân tích ở trên, chúng ta nên sử dụng Latex trong các văn bản mang tính chất học thuật cao, các văn bản nghiên cứu khoa học. Cụ thể là những văn bản, tài liệu yêu cầu tính chính xác về nội dung, cấu trúc rõ ràng để có thể truyền tải được những tri thức của tác giả đến người đọc. Bên cạnh đó, Latex tỏ ra rất hữu ích đối với các nhà xuất bản sách. Tại sao lại như vậy? Bởi vì bản thân Latex đã bao gồm các bản in được thiết kế theo một chuẩn nhất định. Các bản in này được các nhà xuất bản sách trên thế giới dùng và cập nhật thường xuyên. Do đó, cấu trúc của các tác phẩm in bằng Latex rất rõ ràng, có tính nhất quán cao. Đồng thời, do đã có sẳn nên người dùng lại không mất nhiều thời gian cho việc định dạng ( đặc biệt là đối với các tác phẩm đồ sộ).


          Qua đó, bạn có thể thấy được rằng đối tượng của Latex hướng tới không phải là số đông người dùng phổ thông. Lúc này, đáp ứng những yêu cầu đó, Word lại trở thành một người bạn “đắc lực” hơn bất kì công cụ nào. Tại sao có thể nói như vậy? Câu trả lời nằm ở phương châm hoạt động của Word: WYSIWYG ( What you see is what you get),  thường được dịch là "thấy là lấy được" và hiểu như là "Giao diện tương tác tức thời - mắt thấy tay làm", thường được dùng trong các chương trình ứng dụng văn phòng, các trình biên soạn... Các công cụ dùng giao diện này cho phép ta có thể thấy ngay những thay đổi mà người viết mã, hay một thiết kế viên web vừa thực hiện, nhằm tiết kiệm thời gian chỉnh sửa các lỗi hay những điểm không ưng ý một cách dễ dàng và nhanh chóng. Chính vì tính “tức thời” này mà Word được phần đông người dùng chọn lựa, do họ chỉ cần dùng cho những mục đích thường nhật là chính. Ngoài ra, việc soạn thảo trên môi trường có tính tương tác cao ( không phải tiếp xúc quá nhiều với những đoạn mã, câu lệnh) đã tạo nên thế mạnh rất lớn của các phần mềm dạng WYSIWYG, cụ thể là Word.

3. Tổng kết

          Bản thân mình cũng đã có dịp sử dụng cả hai công cụ này và nhận thấy rằng: nếu bạn muốn tạo cho mình một tác phong nghiêm túc, đồng thời biết cách quản lí thời gian, thì Latex là một sự lựa chọn tốt cho bạn. Hoặc khi bạn cần soạn thảo những văn bản lớn, tính thống nhất về cấu trúc cao nhưng không muốn mất quá nhiều thời gian cho việc định dạng, Latex hoàn toàn có thể đáp ứng được nhu cầu đó của bạn.          Đối với những bạn chỉ cần dùng cho những mục đích phổ thông, hoặc muốn tạo những tác phẩm mang đậm dấu ấn cá nhân, hay bạn muốn có những tài liệu “nhanh”, “tức thời” thì lời khuyên ở đây là bạn nên sử dụng Word.


            P/s: Mình có up lên một số mẫu so sánh để các bạn tiện theo dõi. Hi vọng thông qua những mẫu này, bạn có thể hiểu rõ hơn vấn đề mà bạn đang thắc mắc và sẽ sớm tìm ra giải pháp cho riêng mình.


Thứ Hai, 9 tháng 12, 2013

ĐIỀU THÚ VỊ VỀ HÀM STRTOK

         Bạn nào học trường đại học Khoa học tự nhiên,  khoa Công nghệ thông tin, chắc chắn đều đã đọc cuốn sách "Nhập môn lập trình" do chính các thầy trong trường viết. Hôm nay, tình cờ mình phát hiện được một điều cũng khá thú vị và muốn chia sẻ với các bạn.

         Trong chương "Chuỗi kí tự" ở trang 219, có một đoạn code như thế này:

{ char *s="They are dogs, cats. The dogs..."; char *sep=" ,.";
  char *word=strtok(s,sep);
  while (word!=NULL) {
     printf("%s\n",word);
     word=strtok(NULL,sep);
   }
}
         Lúc đầu, mình chạy thử đoạn code này hoài, nhưng máy vẫn báo lỗi. Hoảng lắm, tưởng mình chép trong sách mà còn chép sai nữa thì mất tự tin quá. Rồi một hồi chạy mãi không được, mình thử xem lại đoạn code thì mới biết chỉ cần thay "*s" bằng "s[]" là xong.

        Mình đi xem trên các trang web dạy C thì mới biết, hàm "strtok" sẽ làm thay đổi nội dung của chuỗi truyền vào nó, nên nếu ta dùng "*s" rồi khởi tạo thì lúc này "s" sẽ là một con trỏ hằng => không thể thay đổi => máy sẽ báo lỗi. ^^!

        À! Chắc một số bạn cũng thắc mắc ý nghĩa dòng lệnh "word=strtok(NULL,sep)" này phải không? Mình sẽ giải thích cơ chế của hàm "strtok" và bạn sẻ hiểu ngay.

        Hàm "strtok" khi được gọi, sẽ tạo ra một biến con trỏ trong bộ nhớ, biến này lúc đầu có giá trị là NULL. Sau lần gọi thứ nhất, biến này sẽ được gán bằng địa chỉ của chuỗi còn lại. Đến lần gọi thứ hai, hàm sẽ xem đối số vào có phải là NULL không. Nếu phải, nó sẽ lấy địa chỉ lưu trong biến tạm trên, nhận làm đối số. Như vậy sẽ giúp ta cắt tiếp đoạn chuỗi còn lại.

        Một số chỗ mình giải thích chưa ổn cũng như câu từ chưa khoa học lắm, mong mọi người thông cảm. Rất mong nhận được sự góp ý của các bạn.

Thứ Hai, 2 tháng 12, 2013

LATEX - KHI CHẤT LƯỢNG ĐƯỢC ĐỀ CAO.

              Ngày nay, khi muốn soạn thảo một văn bản nào đó, người dùng thường nghĩ tới ứng dụng Word quen thuộc. Việc thiết kế theo kiểu WYSIWYG đã đem lại cho Word một thế mạnh rất lớn, đặc biệc là đối với người dùng phổ thông. Tuy nhiên, khi cần soạn thảo những bài luận, những quyển sách dài hàng trăm trang, việc ổn định, duy trì một phong cách trình bày trong suốt quá trình là một điều không dễ dàng khi ta dùng Word.
            Để khắc phục nhược điểm này của Word, người dùng có thể chọn một giải pháp khác. Đó chính là LateX. Vậy LateX là gì? Ưu điểm của nó như thế nào? Cách dùng nó ra sao? Tất cả những điều bạn băn khoăn sẽ được giải đáp ở đây.

1.       Giới thiệu về LateX

     LaTeX là một gói các tập lệnh cho phép tác giả có thể soạn thảo và in ấn tài liệu của mình với chất lượng bản in cao nhờ việc thống nhất cách trình bày từ trước. LaTeX được thiết kế bởi Leslie Lamport dựa trên việc sử dụng công cụ định dạng của TeX (một chương trình được thiết kế bởi Donald E. Knuth - tác giả của cuốn sách “The Art of Programming”). Ngày nay, LaTeX được duy trì và phát triển bởi một nhóm những người yêu thích và nghiên cứu về TeX, một trong số đó là Frank Mittlebach.

2.       Ưu và khuyết điểm
A.      Ưu điểm
-         Có sẵn các mô hình trình bày bản in chuyên nghiệp, giúp cho người dùng không tốn quá nhiều vào thời gian           chỉnh sửa, có điều kiện tập trung vào nội dung.
-          Hỗ trợ tối đa việc ghi chú các công thức toán học, kĩ thuật. ( Đây là điểm mạnh rất rõ khi so với word)
-          Là công cụ miễn phí, chạy được trên nhiều nền tảng khác nhau.
-          Giúp người dùng tạo nên các bản in đẹp mắt chuyên nghiệp.

B.      Nhược điểm
-          Soạn thảo bằng dòng lệnh: điều này chưa phù hợp với số đông người dùng.
-          Không thể xem trước được hình thức của bản in đang làm. (Tuy vậy, một số phiên bản LateX online đã hỗ trợ    người dùng xem trước được nội dung.)
-          Thiết kết một mẫu mới tốn nhiều thời gian, công sức.

Từ những chia sẻ ở trên, theo đó tùy vào mục đích của bạn, nếu như để trình bày một bài luận văn, hay in những tác phẩm, bạn nên dùng LateX để có thể tập trung vào nội dung, mà không cần băn khoăn đến việc trình bày. Nếu như bạn chỉ có ý định soạn thảo những văn bản bình thường, Word gần như đã đáp ứng đầy đủ cho bạn.

3.       Cách sử dụng

A.      Cách cài đặt

-          Tải bộ cài đặt MiKteX bản 2.9: http://www.miktex.org/download
-          Để gõ Tiếng Việt, bạn cần cài thêm:
Ø  Tex Editor: TexMaker
Ø  Cygwin: chương trình giả Unix để dịch Tex
-          Ngoài ra, bạn cũng có thể làm quen trước bằng cách vào trang : http://www.writelatex.com để trải nghiệm.

B.      Hướng dẫn tạo Slide bằng LateX

Cấu trúc của slides.

\documentclass[compress, red, hyperref={unicode, bookmarks=true, pdfpagemode=FullScreen}]{beamer}
\mode<presentation>
\usetheme{Madrid}
\useoutertheme[subsection=false]{smoothbars}
\beamertemplateshadingbackground{yellow!30}{white}
\setbeamercolor{block title}{parent=structure,bg=blue!50!black}
\usepackage{amsthm, amstext,amsmath, latexsym,amsbsy, amssymb, pb-diagram}
\usepackage[utf8]{vietnam}
\newtheorem{dn}{Định nghĩa}
\setbeamertemplate{theorem begin}
{\begin{\inserttheoremblockenv}
{\inserttheoremheadfont
\inserttheoremname
\ifx\inserttheoremaddition\@empty\else\ \inserttheoremaddition\fi

\inserttheorempunctuation}}

              Tiêu đề slides.
\title[Cuộc đời và sự nghiệp]{CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA STEPHEN HAWKING}
\author[D.S.Thanh]{Diệp Sĩ Thanh}date{02/12/2013}Phần thân slides.
\begin{document}
\frame{\titlepage}
\section{Tiểu sử}
\subsection{}
\begin{frame}[allowframebreaks=2]
\frametitle{Nội dung chi tiết}
\transboxout\pause\end{frame}
\end{document}

C.      Sử dụng công cụ trực tuyến writelatex.com

B1: Bạn vào trang http://writelatex.com, chọn mục TEMPLATES
B2: Trong ô Search, bạn gõ từ khóa "Presentations" để chọn các mẫu slide, ở đây mình
         lấy ví dụ là theme Beamer.
https://www.writelatex.com/templates/beamerpresentation/zxrfltwmbcrt#.Up150txd
V4I

B3: Chọn lệnh Open as template, sau đó bạn sẽ thấy màn hình chia làm 2 phần riêng biệt:
             + Phần bên trái: nơi bạn sẽ gõ nội dung code và nội dung văn bản, cùng những
                 thao tác chỉnh sửa nội dung khác.
             + Phần bên phải: cho bạn xem trước bản in
B4: Sau khi đã thao tác xong, bạn nhìn lên trên, nhấp vào nút project trên menu, chọn   Download all files as zip để tải file mã nguồn của mình.



Chủ Nhật, 24 tháng 11, 2013

Chia sẻ tài nguyên giữa máy ảo và máy thật trong VMware (tt)

          Hôm nay, DST95 Blog tiếp tục chia sẻ với mọi người 2 cách chia sẻ khác, cũng không kém phần thú vị so với 2 cách đầu tiên.

3. Sao chép & dán file


          Thay vì kéo và thả file, bạn có thể chia sẻ dữ liệu trên máy thật với máy ảo bằng cách nhấn phải vào một file, thư mục, đoạn text rồi chọn Copy. Chuyển sang máy ảo, bạn nhấn phải chuột và chọn Paste. Để kích hoạt, bạn vào VM > Settings. Tại thẻ Options, bạn chọn mục Guest Isolation, đánh dấu vào ô Enable copy and paste, nhấn OK.


Lưu ý: Bạn chỉ có thể kéo thả, hoặc sao chép/dán đoạn text sử dụng bảng mã Unicode và file đính kèm trong email có dung lượng không quá 4MB. Từ những điều mình viết ở trên, có lẽ bạn cũng nhận ra rằng cách thứ 3 này chỉ áp dụng cho những mục đích liên quan đến văn bản là chính.

4. Sử dụng dữ liệu máy ảo trên máy thật

          Với cách này, bạn sẽ “rinh” được toàn bộ dữ liệu của máy ảo về máy thật dưới dạng một ổ đĩa trong My Computer. Bạn cần phải tắt máy ảo trước khi thực hiện, rồi vào menu File > Map or Disconnect Virtual Disks. Trong cửa sổ Map Virtual Disk, bạn nhấn Browse và tìm chọn file định dạng VMDK của máy ảo (thường nằm trong thư mục My Documents\Virtual Machines\). Khung Volume hiển thị các phân vùng có trên máy ảo kèm theo dung lượng cụ thể, bạn nhấn chọn phân vùng cần mang về máy thật rồi nhấn OK
          Ngoài ra, nếu muốn thiết lập thuộc tính “chỉ đọc” cho các dữ liệu trên, bạn đánh dấu vào ô Open file in read-only mode (recommended)



          Vào My Computer của máy thật, bạn sẽ thấy có thêm ổ đĩa với dung lượng bằng với phân vùng trên máy ảo, chứa toàn bộ dữ liệu có trên máy ảo.



          Để có thể sử dụng lại máy ảo, bạn cần phải lấy ổ đĩa ảo ra khỏi máy thật bằng cách: vào menu File > Map or Disconnect Virtual Disks > nhấn Disconnect (hoặc nhấn phải lên ổ đĩa ảo và chọn Disconnect Virtual Disk).

Kết luận: 
         Khi chia sẻ dữ liệu theo hai phương thức 1 và 3 (kéo thả, sao chép/dán), dữ liệu sẽ được nhân đôi, việc chỉnh sửa trên máy ảo hoàn toàn không ảnh hưởng đến dữ liệu trên máy thật (hoặc ngược lại). Với tính năng Shared FoldersMap Virtual Disk, dữ liệu được dùng chung cho cả hai máy, việc chỉnh sửa trên máy ảo sẽ ảnh hưởng đến máy thật (và ngược lại).
           Bạn phải cài đặt VMware Tools để chia sẻ file theo ba phương thức đầu tiên. Cuối cùng, tùy theo mục đích của bản thân, bạn nên lựa chọn cho mình cách chia sẻ phù hợp nhất. 
                                                                                                                                         




Chủ Nhật, 17 tháng 11, 2013

Chia sẻ tài nguyên giữa máy ảo và máy thật trong VMware

          Có lẽ VMware hiện nay đã quá quen thuộc với phần lớn người dùng máy tính. Bản thân mình thì thường dùng phần mềm này để "vọc" một bản ghost hay chạy thử một số phần mềm trên mạng... Lúc này, vấn đề chia sẻ những tập tin, tài liệu giữa hai máy là một nhu cầu thiết yếu. tuy vậy, không nhiều bạn biết cách thao tác để có thể chia sẻ qua lại giữa hai máy. Hôm nay, mình sẽ giới thiệu cho các bạn về 4 cách cơ bản nhất.

1. Kéo & thả 
          Đây là đơn giản và thuận tiện nhất, bạn chỉ cần kéo thả một file, thư mục từ máy thật vào giao diện máy ảo để sử dụng. Đặc biệt, VMware 10 còn hỗ trợ bạn kéo thả một đoạn text (kèm theo đầy đủ định dạng), hình ảnh, file đính kèm trong email sang máy ảo. Để kích hoạt tính năng này, bạn vào menu VM > Settings. Tại thẻ Options, bạn chọn mục Guest Isolation, đánh dấu vào ô Enable drag and drop, rồi nhấn OK
          Tuy nhiên, tốc độc truyền dữ liệu giữa hai máy sẽ là một vấn đề đáng phải suy xét nếu như bạn có ý định truyền tải những tập tin có dung lượng lớn. Bản thân mình nghĩ cách này phù hợp với những tập tin văn bản, file có dung lượng vừa và nhỏ.



 2. Thư mục dùng chung
           Tính năng Shared Folders giúp bạn tạo ra một thư mục chứa dữ liệu dùng chung cho cả máy thật và máy ảo. Bạn vào menu VM > Settings, chọn thẻ Options > Shared Folders, đánh dấu vào mục Always enabled để luôn kích hoạt tính năng Shared Folders. Nếu chỉ muốn bật tính năng chia sẻ thư mục trong một phiên làm việc cho đến khi tắt máy ảo, bạn đánh dấu vào Enabled until next power off or suspend. Ngoài ra, bạn nên chọn thêm mục Map as a network drive in Windows guests để có thể truy cập nhanh vào thư mục dưới dạng ổ đĩa mạng trong My Computer của máy ảo.


 
          Tiếp theo, bạn nhấn Add, rồi nhấn Next trong hộp thoại Welcome to the Add Shared Folder Wizard hiện ra. Tại mục Host path, bạn nhấn Browse và tìm chọn thư mục cần chia sẻ với máy ảo, đặt tên cho thư mục (tên hiển thị trên máy ảo) tại ô Name, rồi nhấn Next.






          Trong cửa sổ Specify Shared Folder Attributes, bạn đánh dấu vào ô Enable this share (cho phép máy ảo truy cập vào thư mục). Nếu muốn an toàn hơn, bạn đánh dấu vào ô Read-only để thiết lập thuộc tính “chỉ đọc” (không được chỉnh sửa, xóa dữ liệu có sẵn) đối với máy ảo. Xong, bạn nhấn Finish.

 

        Từ máy ảo, bạn có thể truy cập vào thư mục chia sẻ bằng cách vào My Computer, nhấn vào ổ đĩa Shared Folder dưới trường Network Drives rồi sử dụng tài nguyên có trong thư mục như trên máy thật.
        Lưu ý: Nếu không đánh dấu vào ô Map as a network drive in Windows guests, bạn có thể truy cập vào thư mục theo đường dẫn My Network Places > Entire Network > VMware Shared Folders > vmware-host > Shared Folders. Muốn nhanh hơn nữa, bạn vào Start > Run, gõ lệnh \\vmware-host\Shared Folders\ (ví dụ \\vmware-host\Shared Folders\Documents, với Documents là tên thư mục).



(Còn tiếp)
Copyright © 2011 Template Doctor . Designed by Malith Madushanka - Cool Blogger Tutorials | Code by CBT | Images by by HQ Wallpapers